Kiểm định kích thủy lực

QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KÍCH THỦY LỰC

(QTKĐ:01-2023/MXD)

I-  PHẠM VI ÁP DỤNG:  

  - Kích thủy lực

  - Ống mềm, ống kim loại dẫn dầu thủy lực

 

II- TIÊU CHUẨN:

  – ANSI B30.1, Jacks, Industrial Rollers, Air Casters, and Hydraulic Gantries.

  – TCVN 8300:2009: Công trình Thủy lợi - Máy đóng mở kiểu xi lanh thủy lực - Yêu cầu kỹ

     thuật trong thiết kế, lắp đặt, nghiệm thu, bàn giao

  – TCVN 5179 – 1990: Máy nâng hạ - yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn

 

III- PHƯƠNG TIỆN KIỂM TRA:

  – Bơm thủy lực có khả năng tạo áp suất theo áp suất thiết kế của kích thủy lực.

  – Áp kế chuẩn, có thang đo lớn hơn thang đo của kích thủy lực.

  – Thước dây, thước kẹp.

 

IV- CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ:

  – Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa đơn vị kiểm định với

     cơ sở sử dụng thiết bị.

  – Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để xác định các thông số kỹ thuật an toàn cho

     quá trình thử nghiệm. Xác định kích thước đầu nối để nối giữa Bơm thủy lực và kích thủy lực

  – Đảm bảo đủ phương tiên bảo hộ, tải trọng thử, quy trình, biện pháp an toàn trong suốt quá

     trình thử nghiệm.

 

V- CÁC BƯỚC KIỂM TRA :

      – Kiểm tra bên ngoài.

      – Thử tải, thử nghiệm khả năng chịu áp suất lớn nhất theo yêu cầu.

      – Xử lý kết quả kiểm tra.

 

VI- TIẾN HÀNH KIỂM TRA :

  1- Kiểm tra bên ngoài :

    – Kiểm tra các chi tiết của kích thủy lực.

    – Kiểm tra thân kích, tay lắm, nhãn mác. 

    – Kiểm tra các mối liên kết, các thiết bị phụ trợ an toàn.

    – Kết quả kiểm tra bên ngoài được coi là đạt yêu cầu nếu trong quá trình kiểm tra không phát

       hiện các vết nứt, cong vênh, rò rỉ dầu nhớt.

   2- Thử nghiệm áp suất kích thủy lực:

    – Khi kích thủy lực và bơm thủy lực đã được gắn chặt. Ta tăng áp suất từ từ và nhìn vào

       đồng hồ áp kế để kiểm tra áp suất dầu tăng lên.

    – Khi áp suất dầu đã được tăng đến áp suất cần thử nghiệm thì dừng lại.

    – Thời gian duy trì là 10 phút, sau 10 phút ta mở van xả và kiểm tra kích thủy lực.

    – Kích thủy lực được coi là đạt yêu cầu khi:  

      + Không tụt áp trong quá trình kiểm tra

      + Hành trình của kích có khác thường so với hồ sơ thiết kế.

      + Không rò rỉ dầu ở cylinder và đường ống.

      + Không có biến dạng bất thường trong quá trình thử nghiệm

    3- Xử lý kết quả kiểm tra:

      – Lập biên bản ghi chép tại hiện trường.

      – Dán tem.

      – Cấp Chứng chỉ kiểm tra thử nghiệm cho khách hàng.